chẳng thể viết một dòng nào sau Tết âm lịch, mạng cứ nghẽn suốt, cứ tạch tạch rồi đứng trơ ra đấy. thế nên mình viết rồi đưa lên henantrua.vn, nếu không mất hết cả ý.
hôm nay vào được mạng rồi thì lại gặp đúng một thứ Bảy mưa phùn mà vẫn phải đi làm. Một thứ Bảy ồn ào vì bộ phận ngồi cùng đang tổ chức tuyển dụng. Đang đông quân thế mà đùng một cái: 2 nghỉ sinh, 1 out. thế là công việc đình đốn, mặt ai cũng dài thượt.
à, mình nhớ là có viết một điều gì đó về việc nhân sự ...
hôm nay vào được mạng rồi thì lại gặp đúng một thứ Bảy mưa phùn mà vẫn phải đi làm. Một thứ Bảy ồn ào vì bộ phận ngồi cùng đang tổ chức tuyển dụng. Đang đông quân thế mà đùng một cái: 2 nghỉ sinh, 1 out. thế là công việc đình đốn, mặt ai cũng dài thượt.
à, mình nhớ là có viết một điều gì đó về việc nhân sự ...
Nhân sự kế thừa,
Tôi luôn nghĩ về họ như vậy. Kế thừa là phải thôi vì họ là một đợt sóng mới, những đợt sóng rất trẻ, mạnh mẽ, hàm chứa bao điều mới mẻ (và cả rủi ro). Chưa bao giờ tôi sợ họ, e dè với họ, tôi đón chào và hồ hởi chia sẻ những kinh nghiệm của mình, kể cả những vấp váp. Nếu có thể đổi lại, tôi muốn họ đổi lại bằng sự thành công của họ trong cuộc sống, sự thành đạt, vui vẻ, hạnh phúc của họ. Tôi lúc nào cũng là người chuyên đóng vai phụ, mà lại thích thú với điều đó mới lạ chứ.
Tôi luôn nghĩ về họ như vậy. Kế thừa là phải thôi vì họ là một đợt sóng mới, những đợt sóng rất trẻ, mạnh mẽ, hàm chứa bao điều mới mẻ (và cả rủi ro). Chưa bao giờ tôi sợ họ, e dè với họ, tôi đón chào và hồ hởi chia sẻ những kinh nghiệm của mình, kể cả những vấp váp. Nếu có thể đổi lại, tôi muốn họ đổi lại bằng sự thành công của họ trong cuộc sống, sự thành đạt, vui vẻ, hạnh phúc của họ. Tôi lúc nào cũng là người chuyên đóng vai phụ, mà lại thích thú với điều đó mới lạ chứ.
Hôm nay, nghe quản lý của mình nói là em nhân viên của mình “chê” mình với quản lý. Thế là mình có chủ đề cho câu chuyện hôm nay rồi.
Câu chuyện muôn thuở thôi. Không ngạc nhiên nữa. Câu chuyện mà ACE thích nói nhất khi đến công sở là gì nào, nếu không phải là nói về Sếp và nói xấu Sếp. Nét đặc trưng tính cách của người Việt + thói ganh đua không sáng sủa + bệ phóng không tự chế …
Cũng vì hiểu rất rõ như thế, câu chuyện công sở ở đâu cũng thế, nên tôi vẫn ngồi “chết dí” ở đây, như rất nhiều người nhận xét. Có lẽ, đôi lúc, họ cũng thấy thích được “bảo thủ” như tôi đấy. Và tôi, cũng có phải ít lần ghen tức khi thấy họ “linh hoạt” như vậy đâu.
Câu chuyện công sở đó chỉ là nhiều hơn hay ít hơn, mức độ nghiêm trọng tới đâu trong suy nghĩ của mỗi người thôi. Mà, cái barrier trong mỗi người lại khác nhau. Nên làn sóng “đi-ở” cứ dào dạt mỗi ngày, là chuyện dễ hiểu.
Thằng hám danh lợi, khéo nịnh nọt chạy vào Nhà nước để dễ có chức,có chức rồi thì thiếu gì cơ hội kiếm tiền. Thằng hám tiền, phụ thuộc tiền, thì chạy vào bất kỳ đâu có tiền, thật nhiều tiền trong 1 thời gian ngắn. Thằng sỹ diện không chịu nổi lời quát nạt thì chạy ngay khỏi những nơi đòn roi kế hoạch suốt quanh năm. Thằng chậm thì nơi nào toàn đứa lanh lẹ nó không bao giờ chịu cho vào “team” của nó, nó cho ra rìa, làm gì cũng khó. Thằng xinh xắn phải vào những khu đông doanh nhân, quan hệ rộng để dễ kiếm chồng đại gia chứ không bao giờ chịu ngồi ở nơi “tăm tối”. Thằng ngang ngạnh lỳ đòn thì chịu được những nơi “xú uế” và ô nhiễm nặng hơn một chút ....
Nghe xong cú điện thoại của quản lý, mình cười khẩy. “khẩy” là vì nhân sự kế thừa của mình trẻ, trẻ lắm. Đáng tuổi cháu mình. Mặt mũi được bên nhân sự đánh giá là trong sáng, ngây thơ, giản dị. Vậy mà sống 2 mặt, thậm chí 3 – 4 mặt, đến là kinh. Kinh dã man luôn. Vì mình đã có thông tin 2 chiều nên giờ mình nói thế đấy.
Làm quản lý, bẩu đọc hết sách thánh hiền chưa thì câu trả lời là chưa.
Nhưng, đọc vị các chàng/nường, thì cũng biên biết một chút rồi. Không phải ngố lắm.
Còn đâu đó những bạn trẻ mới làm quản lý vài năm nay, như Water ấy, còn nghĩ cho nhân viên nhiều lắm, xót xa lắm khi cuối năm nhân viên của mình cầm chút ít ỏi tiền thưởng Tết, xịu mặt xuống. Áy náy kinh. Dằn vặt kinh.
Nhưng, nếu “quản lý = vỗ về” thì không hẳn là quản lý tốt, tôi nghĩ vậy. Nhân viên sai, không dám mắng. Nhân viên láo, không dám nghĩ đến việc đuổi cổ nó đi. Nhân viên tệ, không dám dạy bảo, có lẽ chẳng còn gì dễ hơn là làm Sếp.
Các bạn trẻ bây giờ mạnh dạn lắm. Dường như, họ chẳng sợ điều gì, xông pha, tự tin. Khủng khiếp luôn (nói giọng Vân Dung cho mình đoạn này, nhé). Bảo nhận xét là nhận xét luôn, nhận xét ào ào như mưa đá ngay. Trúng ai thì chết ngay tắp lự. Hự. Bảo làm thì chưa làm luôn đâu, chưa, em còn xem có thể đẩy cho ai được không. Chuyển. Những việc nhỏ như nhổ ghim, photocopy, đọc tài liệu – sức em dài vai rộng, ngứa ngáy lắm. Những việc lớn như đi ăn uống với Sếp, tháp tùng Sếp tới khách hàng, trình hồ sơ lớn … - vừa sức em hơn. Tìm kiếm thông tin để bổ trợ kiến thức làm hồ sơ cho nó chắc thì không, nhưng thông tin thằng nào đang nhăm nhe cái mà em cũng đang nhăn nhe thì có phải mua cũng mua cho bằng sạch. Thằng nào tăng lương cao hơn, hơn bao nhiêu là biết ngay (thế mới tài vì bên mình đổ lương âm thầm vào tài khoản mà. chủ cho ai bao nhiêu cứ nhét vào đó, lời nhắn cũng ở đó đấy - hichic).
Thế mới nói, biết bao người mình gặp trên đường đời, có người mình mong gặp lại, sống và làm việc bên cạnh, chia sẻ và học tập, ngược lại có người mình mong sao chẳng bao giờ chạm mặt nữa (nhìn thấy từ xa là tìm chỗ núp).
Nói câu này có thể hơi quá, nhưng mà Tiếng Việt nó thế không chọn được từ khác: những nhân vật đó là dân tộc Tởm chứ không phải là dân tộc Kinh nữa rồi.
Câu chuyện muôn thuở thôi. Không ngạc nhiên nữa. Câu chuyện mà ACE thích nói nhất khi đến công sở là gì nào, nếu không phải là nói về Sếp và nói xấu Sếp. Nét đặc trưng tính cách của người Việt + thói ganh đua không sáng sủa + bệ phóng không tự chế …
Cũng vì hiểu rất rõ như thế, câu chuyện công sở ở đâu cũng thế, nên tôi vẫn ngồi “chết dí” ở đây, như rất nhiều người nhận xét. Có lẽ, đôi lúc, họ cũng thấy thích được “bảo thủ” như tôi đấy. Và tôi, cũng có phải ít lần ghen tức khi thấy họ “linh hoạt” như vậy đâu.
Câu chuyện công sở đó chỉ là nhiều hơn hay ít hơn, mức độ nghiêm trọng tới đâu trong suy nghĩ của mỗi người thôi. Mà, cái barrier trong mỗi người lại khác nhau. Nên làn sóng “đi-ở” cứ dào dạt mỗi ngày, là chuyện dễ hiểu.
Thằng hám danh lợi, khéo nịnh nọt chạy vào Nhà nước để dễ có chức,có chức rồi thì thiếu gì cơ hội kiếm tiền. Thằng hám tiền, phụ thuộc tiền, thì chạy vào bất kỳ đâu có tiền, thật nhiều tiền trong 1 thời gian ngắn. Thằng sỹ diện không chịu nổi lời quát nạt thì chạy ngay khỏi những nơi đòn roi kế hoạch suốt quanh năm. Thằng chậm thì nơi nào toàn đứa lanh lẹ nó không bao giờ chịu cho vào “team” của nó, nó cho ra rìa, làm gì cũng khó. Thằng xinh xắn phải vào những khu đông doanh nhân, quan hệ rộng để dễ kiếm chồng đại gia chứ không bao giờ chịu ngồi ở nơi “tăm tối”. Thằng ngang ngạnh lỳ đòn thì chịu được những nơi “xú uế” và ô nhiễm nặng hơn một chút ....
Nghe xong cú điện thoại của quản lý, mình cười khẩy. “khẩy” là vì nhân sự kế thừa của mình trẻ, trẻ lắm. Đáng tuổi cháu mình. Mặt mũi được bên nhân sự đánh giá là trong sáng, ngây thơ, giản dị. Vậy mà sống 2 mặt, thậm chí 3 – 4 mặt, đến là kinh. Kinh dã man luôn. Vì mình đã có thông tin 2 chiều nên giờ mình nói thế đấy.
Làm quản lý, bẩu đọc hết sách thánh hiền chưa thì câu trả lời là chưa.
Nhưng, đọc vị các chàng/nường, thì cũng biên biết một chút rồi. Không phải ngố lắm.
Còn đâu đó những bạn trẻ mới làm quản lý vài năm nay, như Water ấy, còn nghĩ cho nhân viên nhiều lắm, xót xa lắm khi cuối năm nhân viên của mình cầm chút ít ỏi tiền thưởng Tết, xịu mặt xuống. Áy náy kinh. Dằn vặt kinh.
Nhưng, nếu “quản lý = vỗ về” thì không hẳn là quản lý tốt, tôi nghĩ vậy. Nhân viên sai, không dám mắng. Nhân viên láo, không dám nghĩ đến việc đuổi cổ nó đi. Nhân viên tệ, không dám dạy bảo, có lẽ chẳng còn gì dễ hơn là làm Sếp.
Các bạn trẻ bây giờ mạnh dạn lắm. Dường như, họ chẳng sợ điều gì, xông pha, tự tin. Khủng khiếp luôn (nói giọng Vân Dung cho mình đoạn này, nhé). Bảo nhận xét là nhận xét luôn, nhận xét ào ào như mưa đá ngay. Trúng ai thì chết ngay tắp lự. Hự. Bảo làm thì chưa làm luôn đâu, chưa, em còn xem có thể đẩy cho ai được không. Chuyển. Những việc nhỏ như nhổ ghim, photocopy, đọc tài liệu – sức em dài vai rộng, ngứa ngáy lắm. Những việc lớn như đi ăn uống với Sếp, tháp tùng Sếp tới khách hàng, trình hồ sơ lớn … - vừa sức em hơn. Tìm kiếm thông tin để bổ trợ kiến thức làm hồ sơ cho nó chắc thì không, nhưng thông tin thằng nào đang nhăm nhe cái mà em cũng đang nhăn nhe thì có phải mua cũng mua cho bằng sạch. Thằng nào tăng lương cao hơn, hơn bao nhiêu là biết ngay (thế mới tài vì bên mình đổ lương âm thầm vào tài khoản mà. chủ cho ai bao nhiêu cứ nhét vào đó, lời nhắn cũng ở đó đấy - hichic).
Thế mới nói, biết bao người mình gặp trên đường đời, có người mình mong gặp lại, sống và làm việc bên cạnh, chia sẻ và học tập, ngược lại có người mình mong sao chẳng bao giờ chạm mặt nữa (nhìn thấy từ xa là tìm chỗ núp).
Nói câu này có thể hơi quá, nhưng mà Tiếng Việt nó thế không chọn được từ khác: những nhân vật đó là dân tộc Tởm chứ không phải là dân tộc Kinh nữa rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét